YES SHARINGTháng 04, 2024

[𝐘𝐄𝐒 𝐒𝐇𝐀𝐑𝐈𝐍𝐆] NỀN KINH TẾ CHIA SẺ - TỔNG QUAN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

YESYoung Economics Scientists



Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, cùng với đó không thể thiếu sự phát triển song song của thời đại. Một trong những vấn đề đã và đang được quan tâm nhất không thể không nhắc đến chính là kinh tế.


Kinh tế thế giới dựa trên thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất hàng loạt, vốn được ưa chuộng suốt thế kỷ 19 và 20, đã bộc lộ một số vấn đề về chi phí sản xuất, lãng phí tiêu dùng, tận dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất. Trong khi đó, người mua và người bán đang ngày càng có xu hướng mong muốn tận dụng tốt hơn các sản phẩm và nguồn lực sản xuất của nền kinh tế.


Trong bối cảnh đó, một loại hình kinh tế đã ra đời - kinh tế chia sẻ. Vậy nền kinh tế ấy là gì? Nó đã và đang đem lại những gì cho nền kinh tế thế giới nói chung? Hãy cùng theo chân nhà Y khám phá về nền kinh tế mới mẻ này nhé!



I. TỔNG QUAN


  Kinh tế chia sẻ là mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng)


 Chia sẻ thông tin (dựa trên nền tảng công nghệ thông tin) là yếu tố quan trọng trong một nền kinh tế như trên. Cụ thể, việc chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan (cá nhân, doanh nghiệp, chính quyền) giúp tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ. Một tiền đề phổ biến là khi thông tin về hàng hóa được chia sẻ (thường là thông qua một thị trường trực tuyến), giá trị của những mặt hàng có thể tăng cho doanh nghiệp, cho các cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung


  Tóm lại: Nền kinh tế chia sẻ là một biểu hiện của việc áp dụng công nghệ nằm giảm sự lãng phí trong tiêu dùng, hướng tới cộng đồng, thành phố thông minh và tài nguyên được dùng một cách hiệu quả


  Cơ hội phát triển nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam: là nước có dân số trẻ, nền kinh tế đang phát triển nhanh, dễ đón nhận và thích nghi với cái mới. Phát triển các loại hình kinh tế chia sẻ góp phần mang lại thu nhập và tăng thu nhập của dân cư, góp phần tăng tiết kiệm nội địa, tăng tích lũy tài sản, tạo nguồn vốn mới. Mặc dù mới ở giai đoạn khởi đầu tăng tốc phát triển, còn nhiều chưa hoàn thiện ở hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách nhưng kinh tế chia sẻ chắc chắn sẽ mang đến nhiều cơ hội cho kinh tế số Việt Nam.



II. ĐẶC ĐIỂM


Có 3 yếu tố chính tham gia vào mô hình kinh tế chia sẻ, cụ thể:


  Nhà cung cấp dịch vụ: Là bên bán, có sở hữu tài sản nhàn rỗi hoặc có thể cung cấp được dịch vụ, sản phẩm ra thị trường.


  Khách hàng: Là những người trực tiếp giao dịch, sử dụng dịch vụ, sản phẩm đến từ bên bán.


  Đơn vị cung cấp nền tảng: Là bên mang đến nền tảng chung kết nối người mua và người bán. Họ có trách nhiệm quản lý người mua và người bán để tạo ra giá trị, đồng thời duy trì hoạt động hiệu quả của nền tảng.


  Ngoài ra còn có một số tác nhân khác tham gia vào kinh tế chia sẻ như: nhà cung cấp dịch vụ bổ sung, người đem đến giá trị bổ sung cho giá trị cốt lõi mà bên bán cung cấp, chính sách của từng quốc gia hay điều kiện xã hội… 



III. LỢI ÍCH


  Hiệu quả kinh tế:

  Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí.

  Tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

  Tạo ra nguồn thu nhập mới cho người tham gia.


  Phát triển thị trường:

 Mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ mới.

  Tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  Thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới sáng tạo.

  Thúc đẩy phát triển công nghệ


  Lợi ích xã hội:

 Tăng cường kết nối cộng đồng.

  Góp phần bảo vệ môi trường.

 Tạo ra cơ hội việc làm mới

Gia tăng tài sản, thu nhập, tăng năng suất, tăng nhu cầu và mở rộng tiêu thụ, thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới ở cấp độ cá nhân


  Ví dụ

  Grab: Tạo ra phương tiện di chuyển tiện lợi, giá cả cạnh tranh, giúp giảm tắc đường.

  Airbnb: Cung cấp chỗ ở đa dạng, giá cả hợp lý, giúp tăng thu nhập cho người cho thuê nhà.



IV. THÁCH THỨC


 Rủi ro pháp lý:

 Khung pháp lý chưa hoàn thiện cho các mô hình kinh tế chia sẻ.

 Tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia.


 Vấn đề an ninh và an toàn:

 Rủi ro về an ninh mạng và thông tin cá nhân.

 Rủi ro về an toàn cho người tiêu dùng và tài sản.


  Tác động đến thị trường lao động:

 Mất việc làm cho các ngành truyền thống.

 Tăng cường sự bất bình đẳng thu nhập.


 Ví dụ:

 Grab: Ảnh hưởng đến thu nhập của tài xế taxi truyền thống, tiềm ẩn rủi ro về an ninh và an toàn.

 Airbnb: Ảnh hưởng đến ngành khách sạn truyền thống, tiềm ẩn rủi ro về an ninh và an toàn. 


------------------------------------------------------------------------------

𝐂𝐋𝐁 𝐒𝐈𝐍𝐇 𝐕𝐈𝐄̂𝐍 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̂𝐍 𝐂𝐔̛́𝐔 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐇𝐎̣𝐂 𝐘𝐄𝐒 - trực thuộc Đoàn Thanh niên trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Phòng Quản lý Khoa học trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Địa chỉ: Phòng 121, Nhà 11, KTX ĐH Kinh tế Quốc dân

Fanpage: https://www.facebook.com/yesclubneu/

Website: https://yesneu.com/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yesclubneu

Email: yesclub.neu@gmail.com

Hotline: 085 9596919 (Ms. Yên Đan)


Bài viết cùng chuyên mục